Bình Phước – điểm sáng thị trường bất động sản phía Nam 2022

Nắm giữ nhiều lợi thế về vị trí, hạ tầng, quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư, Bình Phước đã và đang là điểm sáng dẫn dắt thị trường bất động sản phía Nam.

Bất động sản luôn được xem là nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền giữa thời lạm phát và dịch bệnh. Thực tế cũng đã chứng minh, từ làn sóng dịch Covid-19 2021-2022, giá bất động sản không hề giảm mà còn có xu hướng tăng lên, khẳng định sức đề kháng tốt của thị trường trước các biến động. Một trong những điểm sáng nhất của các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) sau đại dịch là Bình Phước – một tỉnh cách TP.HCM khoảng hơn 100km.

Lợi thế của tỉnh công nghiệp

Nhờ vị trí giáp biên giới và là cửa ngõ liên kết 2 vùng trọng điểm là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhiều dự án lớn, hàng ngàn doanh nghiệp đã chọn Bình Phước là nơi đặt nhà máy và làm khu công nghiệp.

Năm 2021, GRDP bình quân của Bình Phước ước đạt 75,99 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 6,32% – mức tăng trưởng cao nhất vùng Đông Nam Bộ. Tính chung năm 2021, toàn tỉnh có 1.066 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 23.998 tỷ đồng, tăng 11,34% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 22/12/2021, toàn tỉnh đã thu hút được 66 dự án FDI với số vốn hơn 598,874 triệu USD, tăng 88,57% về số dự án và gấp 3 lần về số vốn so với cùng kỳ năm 2020. Dòng vốn FDI chính là yếu tố góp phần giúp thúc đẩy thị trường BĐS tại Việt Nam nói chung và tại Bình Phước nói riêng.

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 Bình Phước sẽ trở thành “tỉnh công nghiệp” có GDP đứng đầu cả nước, đến năm 2050 sẽ phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại với tốc độ phát triển bền vững. Nhờ đó, các nhà đầu tư dự đoán Bình Phước chính là “tâm điểm” để đầu tư bất động sản trong làn sóng dịch chuyển công xưởng thế giới về Việt Nam sau đại dịch.

Bình Phước thay da đổi thịt từng ngày nhờ loạt dự án quy mô “khủng”.

Để tạo điều kiện và đón đầu làn sóng đầu tư BĐS tại Bình Phước, hàng loạt dự án thông lớn đã và đang trở thành cú hích cho thị trường Bình Phước phát triển. Đáng kể nhất là dự án xây dựng, nâng cấp tuyến đường ÐT 753, khôi phục xây dựng cầu Mã Đà kết nối Bình Phước với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép, Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Nhờ các dự án trọng điểm này, thời gian di chuyển tới các tỉnh lân cận sẽ được rút ngắn, thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng tốc.

Bình Phước cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh mở rộng và bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp với diện tích 8.000 ha, đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đẩy mạnh lên 21 cụm công nghiệp với quy mô lên tới 583 ha, đến năm 2030 sẽ đạt 34 cụm công nghiệp cùng quy mô hơn 1000ha, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường BĐS công nghiệp. Cùng với đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút lượng lớn người lao động nhập cư và chuyên gia nước ngoài, làm gia tăng nhu cầu nhà ở trên địa bàn tỉnh.